Chuyển đến nội dung chính

C# Preprocessor Directives

Đối với các ví dụ minh họa trong các phần trước, khi biên dịch thì toàn bộ chương trình sẽ được biên dịch. Tuy nhiên, có yêu cầu thực tế là chúng ta chỉ muốn một phần trong chương trình được biên dịch độc lập, ví dụ như khi debug chương trình hoặc xây dựng các ứng dụng...

Trước khi một mã nguồn được biên dịch, một chương trình khác được gọi là chương trình tiền xử lý sẽ thực hiện trước và chuẩn bị các đoạn mã nguồn để biên dịch. Chương trình tiền xử lý này sẽ tìm trong mã nguồn các kí hiệu chỉ dẫn biên dịch đặc biệt, tất cả các chỉ dẫn biên dịch này đều được bắt đầu với dấu rào (#). Các chỉ dẫn cho phép chúng ta định nghĩa các định danh và kiểm tra các sự tồn tại của các định danh đó.

Định nghĩa định danh

Câu lệnh tiền xử lý sau:
#define DEBUG
Lệnh trên định nghĩa một định danh tiền xử lý có tên là DEBUG. Mặc dù những chỉ thị tiền xử lý khác có thể được đặt bất cứ ở đâu trong chương trình, nhưng với chỉ thị định nghĩa định danh thì phải đặt trước tất cả các lệnh khác, bao gồm cả câu lệnh using.
Để kiểm tra một định danh đã được định nghĩa thì ta dùng cú pháp #if <định danh>. Do đó ta có thể viết như sau:
#define DEBUG
//...Các đoạn mã nguồn bình thường, không bị tác động bởi trình tiền xử lý
...
#if DEBUG
// Các đoạn mã nguồn trong khối if debug được biên dịch
#else
// Các đoạn mã nguồn không định nghĩa debug và không được biên dịch
#endif
//...Các đoạn mã nguồn bình thường, không bị tác động bởi trình tiền xử lý
Khi chương trình tiền xử lý thực hiện, chúng sẽ tìm thấy câu lệnh #define DEBUG và lưu lại định danh DEBUG này. Tiếp theo trình tiền xử lý này sẽ bỏ qua tất cả các đoạn mã bình thường khác của C# và tìm các khối #if, #else, và #endif.
Câu lệnh #if sẽ kiểm tra định danh DEBUG, do định danh này đã được định nghĩa, nên đoạn mã nguồn giữa khối #if đến #else sẽ được biên dịch vào chương trình. Còn đoạn mã nguồn giữa #else và #endif sẽ không được biên dịch. Tức là đoạn mã nguồn này sẽ không được thực hiện hay xuất hiện bên trong mã hợp ngữ của chương trình.
Trường hợp câu lệnh #if sai tức là không có định nghĩa một định danh DEBUG trong chương trình, khi đó đoạn mã nguồn ở giữa khối #if và #else sẽ không được đưa vào chương trình để biên dịch mà ngược lại đoạn mã nguồn ở giữa khối #else và #endif sẽ được biên dịch.
Tất cả các đoạn mã nguồn bên ngoài #if và #endif thì không bị tác động bởi trình tiền xử lý và tất cả các mã này đều được đưa vào để biên dịch.

Không định nghĩa định danh

Sử dụng chỉ thị tiền xử lý #undef để xác định trạng thái của một định danh là không được định nghĩa. Như chúng ta đã biết trình tiền xử lý sẽ thực hiện từ trên xuống dưới, do vậy một định danh đã được khai báo bên trên với chỉ thị #define sẽ có hiệu quả đến khi một gọi câu lệnh #undef định danh đó hay đến cuối chương trình:
#define DEBUG
    #if DEBUG
    // Đoạn code này được biên dịch
    #endif
    ....
    #undef DEBUG
    ....
    #if DEBUG
    // Đoạn code này không được biên dịch 
    #endif
    .....
    
#if đầu tiên đúng do DEBUG được định nghĩa, còn #if thứ hai sai không được biên dịch vì DEBUG đã được định nghĩa lại là #undef.
Ngoài ra còn có chỉ thị #elif và #else cung cấp các chỉ dẫn phức tạp hơn. Chỉ dẫn #elif cho phép sử dụng logic “else-if”. Ta có thể diễn giải một chỉ dẫn như sau: “Nếu DEBUG thì làm công việc 1, ngược lại nếu TEST thì làm công việc 2, nếu sai tất cả thì làm trường hợp 3”:
....
    #if DEBUG
    // Đoạn code này được biên dịch nếu DEBUG được định nghĩa
    #elif TEST
    //Đoạn code này được biên dịch nếu DEBUG không được định nghĩa
    // và TEST được định nghĩa
    #else
    //Đoạn code này được biên dịch nếu cả DEBUG và
    //TEST không được định nghĩa.
    #endif
    ....
    

Trong ví dụ trên thì chỉ thị tiền xử lý #if đầu tiên sẽ kiểm tra định danh DEBUG, nếu định danh DEBUG đã được định nghĩa thì đoạn mã nguồn ở giữa #if và #elif sẽ được biên dịch, và tất cả các phần còn lại cho đến chỉ thị #endif đều không được biên dịch. Nếu DEBUG không được định nghĩa thì #elif sẽ kiểm tra định danh TEST, đoạn mã ở giữa #elif và #else sẽ được thực thi khi TEST được định nghĩa. Cuối cùng nếu cả hai DEBUG và TEST đều không được định nghĩa thì các đoạn mã nguồn giữa #else và #endif sẽ được biên dịch.
Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn ở đây.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vẽ UML trong Visual Studio 2015

I. Giới thiệu       Hiện nay có rất nhiều công cụ để mô hình hóa trong đó có UML với các công cụ như: PowerDesigner, Visio, Draw.io,... Nhưng các công cụ này đều phải có bản quyền và hơn hết phải cài đặt thêm khá nặng máy. Ít ai biết đến bộ công cụ vẽ UML có sẵn trong Visual Studio. Vì dân IT hầu như ai cũng có sử dụng nó và hiện giờ đã có bản Visual Studio Community miễn phí cho tất cả các lập trình viên. Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu cách vẽ UML trong Visual Studio nhé.

SmartGIT

Hướng dẫn cài đặt GIT Nói chung  Team Foundation Server  trong Visual Studio khá tốt và có nhiều tính năng hay. Nhưng lại giới hạn người dùng. Nếu team bạn nhiều hơn 5 người thì có thể xài GIT vậy. Được cái tất cả là Free.